Mục tiêu
Khác với Rubik 3×3, Rubik 4×4 có 24 viên Trung tâm và các viên Trung tâm lại không hề cố định. Mỗi mặt có 4 viên trung tâm, và chúng có thể là các màu khác nhau. Do đó, mục tiêu của bước này là giải đúng màu của 4 viên trung tâm mỗi mặt.
Lưu ý: Các màu ở khối Trung tâm đối diện nhau phải tuân thủ theo nguyên tắc màu sắc của khối Rubik 4×4. Chúng đối diện nhau theo các cặp là: Vàng – Trắng, Xanh lá cây- Xanh da trời, Đỏ – Da cam.
Cách thực hiện
Để giải quyết các viên Trung tâm, chúng ta sẽ hoàn thành tâm từng mặt một theo các bước như sau:
Bước 1: Giải tâm một tâm
Chọn một tâm để giải, ở đây, chúng ta sẽ chọn là tâm Trắng. Trung tâm đầu tiên thường có thể được giải quyết chỉ trong khoảng 5 lần di chuyển. Bước này khá đơn giản và bạn hoàn toàn có thể tự nghiệm được. Trong trường hợp gặp khó khăn, bạn có thể tham khảo thêm công thức dưới đây để đưa một mảnh tâm Rubik từ mặt U xuống mặt F. Cầm Rubik như hình và thực hiện công thức: d’ r’ d
Bước 2: Giải tâm đối diện
Tiếp tục giải tâm đối diện. Đối diện màu Trắng là tâm Vàng. Chiến lược ở đây khá đơn giản. Cầm Rubik sao cho tâm đầu tiên đã giải ( tâm Trắng) ở mặt D. Sau đó dùng các công thức dưới đây để chèn các mặt màu vàng lên mặt U đối diện.
– Chèn 2 mảnh tâm Vàng ở F lên U như hình: r U2 r’
– Chèn một mảnh tâm Rubik từ mặt F lên mặt U như hình: r U r’
Bước 3: Giải tâm thứ ba
Để giải quyết tâm thứ ba, chúng ta vẫn có thể tự do xoay nhiều cách. Kể từ thời điểm này, bạn nên sử dụng các phép quay r, l và U. Chiến lược là: tạo một cặp hai mảnh ở giữa và xếp chúng theo chiều dọc ở bên trái. Sau đó, tạo một cặp thứ hai của hai tâm và ghép nó với cặp còn lại để hoàn thành. Khi bạn đã thực hiện xong, hãy xoay khối lập phương để đặt tâm này lên mặt B.
Bước 4: Giải tâm thứ tư
Tâm thứ tư được giải quyết theo cách tương tự như tâm thứ ba ngoại trừ có ít tự do hơn một chút vì ba tâm đã hoàn thành. Chỉ cần cẩn thận không làm bất cứ điều gì sẽ ảnh hưởng đến trung tâm đã hoàn thành trên mặt B. Khi bạn đã giải được tâm này, hãy xoay khối lập phương để đặt nó trên mặt B.
Bước 5: Giải quyết hai tâm cuối cùng
Tất cả các trường hợp này đều khá trực quan, tuy nhiên nếu bạn gặp khó khăn trong cách giải 2 tâm cuối cùng, có thể tham khảo các công thức sau. Lưu ý: đối với mỗi trường hợp này, tâm U phải có màu xanh lam và tâm F phải có màu đỏ.
– Trường hợp 1: Hai trung tâm được giải quyết nhưng cần phải được hoán đổi cho nhau: r U2 r2′ F2 r
– Trường hợp 2: r U2 r’
– Trường hợp 3: r U r’
– Trường hợp 4: r U’ r2′ F2 r
– Trường hợp 5: r U’ r’ U r U2 r’
– Trường hợp 6: r’ F r F’ r U2 r’
– Trường hợp 7: r U r2′ F r
Kết thúc
Ta có được kết quả như sau: