Từ lâu trò chơi điện tử đã trở thành một công cụ giải trí của nhân loại và ngày càng được thay đổi để phù hợp với mọi lứa tuổi người chơi và bắt kịp với xu thế thị trường. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về định nghĩa, phân loại, lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử nhé!
Tìm hiểu về trò chơi điện tử
I. Trò chơi điện tử là gì?
Trò chơi điện tử là trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác với người chơi nhằm mục đích chính là giải trí. Trò chơi điện tử thường được biết đến với cái tên Trò chơi video (video games) vì nó quá phổ biến nhưng thật chất video games chỉ là một phần nhỏ của trò chơi điện tử.
Trò chơi điện tử rất phát triển
Trò chơi điện tử phải được hiểu đầy đủ là bao gồm: Các trò chơi dùng điện báo đánh chữ (Teletype games), Máy chơi game cầm tay (Electronic handhelds), Máy bắn bi và các thiết bị tương tự (Pinball machines and similar devices), Trò chơi đổi thưởng (Redemption games), Máy đánh bạc (Slot machines), Trò chơi âm thanh (Audio games) và Trò chơi video (Video games).
Chuột gaming, bàn phím gaming, tai nghe gaming sắm ngay với ưu đãi 50%
II. Các loại trò chơi điện tử
1. Các trò chơi dùng điện báo đánh chữ (Teletype games)
Đây là hình thức xuất hiện sớm nhất của trò chơi điện tử. Trò chơi của bạn sẽ được trình bày bằng cách in một loạt các ký tự lên trên giấy và người chơi phải đọc nó để có thể chơi tiếp. Điều này giúp cho bạn chỉ cần một khoảng không gian nhỏ là có thể chơi được nhưng bù lại sẽ cần một lượng lớn giấy. Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghê, các trò chơi dùng điện báo đánh chữ gần như đã biến mất hoàn toàn và chỉ mang giá trị sưu tầm.
Teletype games
2. Máy chơi game cầm tay (Electronic handhelds)
Đây là hình thức xuất hiện sớm nhất cho việc chơi trò chơi bằng bảng điều khiển chuyên dụng. Máy chơi game cầm tay gồm một máy chơi game có các nút điều khiển, màn hình (chuyên dụng cho một loại game) và loa. Điều này cho phép người chơi sở hữu một cái máy chơi game nhỏ gọn, có thể mang đi bất cứ đâu nhưng mỗi loại máy chỉ chơi được 1 loại game mà thôi.
Electronic handhelds
3. Máy bắn bi và các thiết bị tương tự (Pinball machines and similar devices)
Người chơi sẽ phải tương tác với một hay nhiều viên bi có trong máy bắn bi gồm: ngăn không cho bi bị rơi, điều khiển bị rơi vào vị trí mình mong muốn để có được số điểm cao nhất,… Trò chơi này có tính gây nghiện rất cao vì bạn sẽ không đoán trước được quỹ đạo của bi nên việc điều khiển bi đi theo ý mình là vô cùng khó và nếu bạn làm được điều khó đó thì cảm giác nó mang lại sẽ rất mãn nguyện.
Pinball machines and similar devices
4. Trò chơi đổi thưởng (Redemption games)
Đây là trò chơi điện tử yêu cầu người chơi phải đáp ứng được các nhu cầu mà game đặt ra thì sẽ nhận được điểm thưởng. Điểm thưởng càng cao thì nhiệm vụ do game đặt ra càng khó. Điểm thưởng có thể quy đổi ra vé thưởng và khi bạn đạt đến số lượng vé thưởng nhất định thì có thể đổi lấy những phần quà ngoài đời thật. Những game thuộc thể loại này thường không có cốt truyện cũng như đồ họa không cao.
Redemption games
5. Máy đánh bạc (Slot machines)
Là thể loại có tính may rủi cực kỳ cao vì việc bạn có thể chiến thắng hay không là do máy quyết định, bạn không thể tác động vào việc đó. Phục vụ cho mục đích cờ bạc, người chơi phải chi tiền thật để đổi lấy số lần kéo cần gạt (hoặc nhấn nút) nhất định để kích hoạt trò chơi, sau đó người chơi chỉ có thể hy vọng các con số (hay hình ảnh) hiện lên trên màn hình trùng khớp với luật chơi do máy đề ra từ trước để nhận thưởng (thông thưởng là một lượng lớn tiền mặt).
Slot machines
6. Trò chơi âm thanh (Audio games)
Là game chỉ trọng vào phần âm thanh, hình ảnh rất sơ sài, người chơi phải tập trung nghe và tưởng tượng các tình huống trong đầu của mình để nhấn các phím điều khiển thích hợp. Ban đầu thể loại game này dành cho người có thị giác kém nhưng do lối chơi độc đáo có một không hai mà game ngày càng mở rộng ra nhiều đối tượng người chơi hơn.
Game chỉ có âm thanh và các phím bấm, hầu như không có hình ảnh
7. Trò chơi video (Video games)
Chia làm 3 loại:
- Arcade games: Là một game chơi trên một hệ máy, chuyên dụng hơn máy chơi game cầm tay (vì một trò chơi có thể chơi trên nhiều hệ máy), được đóng trong một thùng riêng biệt và chỉ được chơi khi bỏ xu vào. Arcade games có thể đi kèm với nhiều phụ kiện như: tay cầm chơi game hình cây súng có khả năng bắn đạn trong game, vô lăng có thể trực tiếp cầm được để điều khiển xe trong game,…
Arcade games
- Computer video games: Còn được gọi với cái tên game PC nghĩa là người chơi sử dụng một máy tính cá nhân kết nối với một màn hình có độ phân giải cao. Khoảng cách địa lý không còn ý nghĩa nữa vì chỉ cần có PC có kết nối mạng thì bạn có thể chơi với bạn bè ở khắp nơi trên thế giới. Tóm lại, đây là thể loại đem đến cho người chơi một trải nghiệm cực kỳ tuyệt vời.
Computer video games
- Console games: Trò chơi sẽ được chơi trên một hệ máy chuyên dụng kết nối với một tivi thông thường hoặc một màn hình tích hợp các chân cắm chuyên dụng. Ví dụ như: Playstation, Xbox,….
Console games
8. Các trò chơi hỗn hợp hay kết hợp (Hybrid or combined games)
Là thể loại kết hợp thế giới ảo trong game và thế giới thực. Tức là những thứ ở thế giới thực sẽ là nền tảng ảnh hưởng trực tiếp đến lối chơi trong game. Chẳng hạn như công nghệ VR khi nhân vật trong game sẽ mô tả lại 100% hoạt động của người chơi ngoài đời hay game mô phỏng định vị khi mọi cảnh vật ở ngoài đời sẽ là bối cảnh trong game,…
Hybrid or combined games
III. Những lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử
1. Lợi ích
Công dụng ban đầu của trò chơi điện tử là để giải trí, nâng cao khả năng phản xạ, cải thiện trí thông minh,… về sau khi mạng LAN hay Internet ra đời cho phép nhiều người chơi có thể chơi chung với nhau thì trò chơi điện tử còn có công dụng để gắn kết tình bạn bè bốn phương.
Chơi game giúp giải tỏa căng thẳng
Sau này, trò chơi điện tử phát triển đến mức nó không chỉ đơn thuần là để giải trí nữa mà đã trở thành thể thao điện tử tức là người chơi có thể chơi game để cải thiện sức khỏe của mình (vóc dáng, độ tinh mắt,…) mà không cần phải tập thể dục, tăng tư duy logic, rèn luyện trí não, tăng khả năng phản xạ,… Thậm chí các món đồ trong trò chơi điện tử còn có thể đem đi trao đổi, buôn bán,… tạo thu nhập cho người chơi.
2. Tác hại
Trò chơi điện tử có tính gây nghiện cao, rất dễ khiến bạn dành hàng giờ đồng hồ chơi chúng dẫn đến không còn thời gian làm những việc thiết thực khác. Hãy nhớ rằng, cái gì nhiều quá thì không tốt kể cả trò chơi điện tử. Nếu bạn chơi game quá lâu sẽ dẫn đến việc suy giảm thị lực, mệt mỏi, tinh thần đi xuống,…
Tác hại của trò chơi điện tử
Không những thế nhiều người để có tiền chơi điện tử đã không ngần ngại dấn thân vào con đường tệ nạn như trộm cắp, cướp của,… Bên cạnh đó, một số trò chơi điện tử có nhiều hình ảnh bạo lực cũng như thông tin sai lệch rất dễ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ nhỏ (đối tượng chưa phân biệt được đúng, sai) dẫn đến chúng có cái nhìn méo mó về cuộc sống.
Hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn hiểu thêm về trò chơi điện tử để biết chúng ảnh hưởng ra sao đến với cuộc sống của chúng ta. Chúc bạn chơi game vui vẻ!
Một số mẫu điện thoại cho bạn thỏa sức chiến game đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động: